Giấy chứng nhận kim cương là gì? Phân loại và thông tin mới 2023

 

1. Giấy chứng nhận kim cương là gì? Đặc điểm chính

Giấy chứng nhận kim cương là tài liệu xác định các đặc tính độc đáo của viên kim cương bằng một ngôn ngữ dễ hiểu. Thông thường, nó bao gồm thông tin về độ tinh khiết, giác cắt, màu sắc…Những chứng chỉ này được phát hành bởi thợ chế tác khi kiểm tra từng viên đá bằng kỹ thuật tiên tiến.

Giấy chứng nhận cho phép người tiêu dùng và các chuyên gia hiểu được các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp tổng thể của một viên kim cương. Ngoài ra, có thể phát hiện bất kỳ phương pháp xử lý nào để xác định là kim cương nhân tạo hay tự nhiên.

Thông thường, báo cáo phân loại kim cương sẽ mô tả chi tiết các đặc điểm của một viên kim cương. Các thông tin đó được tham chiếu khác nhau tùy thuộc vào phòng thí nghiệm nhưng đa phần các báo cáo chấm điểm đều chứa các đặc điểm dưới đây:

  • Danh tính hệ thống giám định.
  • Số đo kích thước.
  • Mã số kim cương.
  • Kim cương qua xử lý hay tự nhiên.
  • Tiêu chuẩn 4C của kim cương.
  • Đặc điểm của viên đá (tỷ lệ, hình dạng, độ hoàn thiện).
  • Hiệu suất ánh sáng (độ phát sáng, lấp lánh và huỳnh quang).

Bên cạnh đó, nhiều báo cáo phân loại cũng bao gồm một sơ đồ các tạp chất có thể ảnh hưởng đến khả năng phản quang và vẻ đẹp của kim cương (hay gọi là sơ đồ tham chiếu). Ngoài ra, báo cáo đánh giá kim cương là tài liệu nhận dạng trong trường hợp bị đánh cắp.

2. Các loại giấy kiểm định kim cương quốc tế

Sau đây là những loại giấy chứng nhận kim cương quốc tế mà bạn nên biết khi có ý định mua kim cương:

2.1 Giấy kiểm định GIA – Giấy chứng nhận kim cương tự nhiên

GIA được đánh giá là một trong các loại giấy kiểm định kim cương uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Giấy kiểm định này được cấp bởi Viện đá quý tại Hoa Kỳ – là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên đánh giá chất lượng các loại đá quý và kim cương.

Nội dung chính của giấy kiểm định GIA tập trung vào các phẩm chất và đặc tính riêng biệt của mỗi viên kim cương. Nhờ đó, xây dựng nên căn cứ để người bán và người mua định giá. Với tính chuyên nghiệp và sự độc lập, GIA đảm bảo tính khách quan của những báo cáo giám định.

Ngoài ra, GIA đã xây dựng lên một hệ thống tiêu chuẩn 4C trong kim cương toàn diện. Mỗi viên kim cương sẽ được gắn với một mã số báo cáo GIA, con số này được ghi ở đầu báo cáo. Trên giấy chứng nhận, sẽ thể hiện các yếu tố chính như số carat, cấp độ màu, vết cắt và độ tinh khiết.

Bạn cũng có thể tham khảo một số thông tin bổ sung như độ đánh  bóng, tính đối xứng, huỳnh quang kim cương, biểu đồ tỷ lệ… Ở phần “Other Comments”, bạn sẽ thấy được tất cả thông tin liên quan đến viên kim cương.

Xem thêm: Giấy kiểm định kim cương GIA là gì? Xem ngay cách đọc giấy GIA

2.2 Giấy kiểm định AGS – Chứng nhận và định giá kim cương tự nhiên

GIA và AGS tạo thành bộ đôi nổi tiếng trong giới giám định của kim cương. Năm 1934, AGS được thành lập và lấy tên là Hiệp hội đá quý Hoa Kỳ (tại Mỹ). Mục đích của tổ chức này là bảo vệ người tiêu dùng khỏi những gian lận trong giao dịch mua bán kim cương.

Năm 1966, AGS đã xây dựng hệ thống phân loại đường cắt kim cương. Với nghiệp vụ chuyên nghiệp và quy trình giám định tiêu chuẩn minh bạch, AGS đã trở thành một trong các loại giấy kiểm định kim cương có độ tin cậy và chính xác cao.

Thông thường, giá trị của viên kim cương sẽ được AGS đánh giá dựa trên các yếu tố về thành phần cấu tạo và chất lượng. Mỗi viên kim cương sẽ được phân loại theo từng hình dạng khác nhau như Princess, Oval, Round, Emerald…

Điểm khác biệt lớn nhất giấy chứng nhận kim cương AGS và GIA chính là việc phân cấp đánh giá chất lượng vết cắt. Dựa theo thang điểm AGS chất lượng vết cắt được xếp hạng từ 0 – 10. Còn GIA, chất lượng vết cắt được phân loại gồm xuất sắc, rất tốt, tốt, khá và kém.

2.3 Giấy kiểm định GRA – Giấy chứng nhận kim cương nhân tạo

Một loại giấy đánh giá chất lượng và cung cấp các thông tin về các viên kim cương nhân tạo là giấy kiểm định GRA hay còn gọi là GRA reports. Nó tương tự như các giấy kiểm định kim cương tự nhiên như GIA hay IGI, bao gồm những thông tin cơ bản như: Giác cắt, màu sắc, độ tinh khiết, trọng lượng (carat)… Mỗi viên kim cương nhân tạo đều được GRA có mã khắc trên viền đá.

GRA ra đời từ năm 2001 và là tiêu chuẩn uy tín cho các viên kim cương nhân tạo giúp người sở hữu và các cửa hàng kim cương buôn bán minh bạch. GRA thường được dùng để đánh giá các viên kim cương Moissanite. Nó cho bạn biết tất cả thông tin về viên đá này, vì vậy bạn nên chọn những viên Moissanite có giấy chứng nhận kim cương nhân tạo – giấy kiểm định GRA.

Tham khảo thêm: Kim cương GRA là gì? Cách xem giấy GRA đúng, chi tiết

3. Các loại giấy chứng nhận kim cương ở trong nước

Khi thực hiện mua bán kim cương ở Việt Nam, bên cạnh các loại giấy kiểm định kim cương quốc tế thì khách hàng sẽ thấy sự xuất hiện của một số loại giấy kiểm định trong nước. Hiện nay, có 3 đơn vị giám định kim cương nổi tiếng đó là GIV, PNJ và SJC.

3.1 GIV – Giấy kiểm định, chứng nhận và phân loại kim cương trong nước

Viện Đá quý Vàng và Trang sức Việt (GIV) là tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực giám định đá quý, vàng bạc và phân loại kim cương tại Việt Nam. Giấy chứng nhận kim cương GIV áp dụng tiêu chuẩn giám định của GIA – tổ chức uy tín nhất thế giới về kim cương, để cấp chứng chỉ cho các viên kim cương được bán trên thị trường nội địa Việt Nam.

GIV sử dụng các thiết bị hiện đại và có các chuyên gia có kinh nghiệm để kiểm tra các đặc điểm quan trọng của kim cương, như màu sắc, độ trong, cắt giác và trọng lượng. Trong giấy kiểm định GIV cũng xác minh nguồn gốc của kim cương, phân biệt giữa kim cương tự nhiên và nhân tạo, và phát hiện các viên kim cương đã qua can thiệp công nghệ. Nhờ vậy, người tiêu dùng trong nước có thể an tâm về chất lượng và giá trị của sản phẩm mình mua.

3.2 Giấy kiểm định PNJ – chứng nhận và đánh giá kim cương trong nước

Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận – PNJ là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trang sức. Công ty có lịch sử hơn 30 năm, với 343 cửa hàng trên khắp cả nước và còn mở một công ty riêng chuyên về lĩnh vực giám định: Công ty TNHH một thành viên Giám định PNJ (PNJL) là đơn vị chuyên nghiệp trong việc đánh giá đá quý, thành lập từ năm 1996. PNJL có đội ngũ chuyên gia theo tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chứckiểm định uy tín như GIA, IGI, HRD.

PNJL là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam được ISO cấp chứng nhận ISO 17025, chứng tỏ năng lực kỹ thuật và độ đáng tin cậy cao. Giấy chứng nhận kim cương PNJL áp dụng các tiêu chuẩn kim cương của GIA để đảm bảo chất lượng và minh bạch.

3.3 Giấy kiểm định SJC – chứng nhận kim cương trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế

SJC là công ty nhà nước uy tín hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý, bao gồm cả kim cương tại Việt nam. Năm 2010, SJC mở Công ty CP Giám định Rồng vàng tại TP. Hồ Chí Minh, chuyên về lĩnh vực kiểm định các loại đá quý theo tiêu chuẩn quốc tế.

Quy trình kiểm định kim cương của SJC tuân thủ tiêu chuẩn CIBJO và GIA về các yếu tố như: 4C, độ phát quang, tính chất thật giả, vết cắt, độ bóng và sơ đồ tổng thể. SJC cam kết chất lượng và minh bạch trong giấy giám định kim cương của họ.

Tuy nhiên, nếu đánh giá về sự uy tín, chính xác thì giấy chứng nhận kim cương trong nước khó sánh được với AGS hay GIA. Tuy nhiên, nếu xét về sự thuận tiện và yếu tố tài chính thì bạn có thể cân nhắc tới các tổ chức giám định này.

4. Tổng quan các tiêu chuẩn có trong giấy chứng nhận

Tiêu chuẩn không thể thiếu trong giấy chứng nhận được ban hành bởi Viện đá quý Hoa Kỳ GIA bao gồm các yếu tố dưới đây.

  • Trọng lượng (Carat): Là đơn vị để đo trọng lượng của kim cương.
  • Màu sắc (Color): Cấp màu được xác định theo mức độ không màu của viên đá. Các lưu ý lựa chọn độ tinh khiết (Clarity) và thang màu GIA.
  • Độ tinh khiết (Clarity): Độ tinh khiết cho biết có bao nhiêu tạp chất và nhược điểm tồn tại trong viên kim cương.
  • Đường cắt (Cut): Không có tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi để phân loại đường cắt của kim cương trong giấy chứng nhận. Thông thường, tiêu chuẩn đường cắt này chỉ xuất hiện trên giấy chứng nhận cho những viên Round Brilliant.
  • Độ hoàn thiện (Finish): Được đề cập đến chất lượng bề mặt của viên kim cương quyết định bởi 2 yếu tố là tính đối xứng (Symmetry) và độ đánh bóng (Polish).

5. Địa chỉ mua kim cương có giấy chứng nhận kim cương đầy đủ, chất lượng, uy tín nhất

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cửa hàng bán kim cương không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo nhưng giá bán lại rất cao. Vì vậy, việc tìm kiếm những địa chỉ bán kim cương uy tín, chất lượng và có giấy chứng nhận kim cương là vô cùng cần thiết. Cao Hùng Diamond tự tin là một trong những địa chỉ để mua kim cương uy tín, chất lượng hàng đầu tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Khi mua kim cương tại đây, chúng tôi cam kết:

  • Giá bán các loại trang sức kim cương thấp hơn so với những đơn vị khác trên thị trường.
  • Kim cương tại Cao Hùng Diamond luôn cam kết là hàng nhập khẩu chính ngạch 100% và có đi kèm với giấy chứng nhận kim cương GIA.
  • Là cửa hàng kim cương quen thuộc được nhiều sao Việt ghé đến, tin tưởng và mua sắm.
  • Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản từ thái độ cho đến quy trình đón khách và tư vấn.
  • Kim cương luôn được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi trao đến tay khách hàng.
  • Tọa lạc tại vị trí trung tâm quận 5, dễ tìm thấy và có sẵn bãi đỗ xe ô tô.
  • Có chính sách miễn phí giao hàng cho khách hàng trên toàn quốc.

6. Các câu hỏi xoay quanh về chứng nhận kim cương

Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh kim cương, Cao Hùng Diamond thường nhận được những câu hỏi liên quan về những loại giấy kiểm định chất lượng kim cương này:

Giấy chứng nhận kim cương nào uy tín nhất hiện nay?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giấy chứng nhận khác nhau. Tuy nhiên, xét về mức độ tin cậy và uy tín thì giấy chứng nhận kim cương uy tín nhất là hai loại chứng nhận phát hành bởi tổ chức AGS và GIA của Mỹ.

Có tất cả bao nhiêu loại giấy chứng nhận của kim cương?

Một số loại giấy chứng nhận kim cương nước ngoài phổ biến mà nhiều người thường biết đến như GIA, EGL, IGI, AGS, HRD. Trong đó, nổi tiếng về tính khách quan và độ chính xác nhất là giấy chứng nhận từ AGS và GIA.

Giấy chứng nhận kim cương trong nước bao gồm những loại nào?

Việt Nam hiện có những tổ chức giám định chuyên nghiệp cung cấp chứng nhận kim cương trong nước như PNJ, SJC và GIV.

Kim cương không có giấy chứng nhận có đảm bảo?

Kim cương khi mua không có giấy tờ vẫn có thể bán lại được. Tuy nhiên, giá trị có thể bị ảnh hưởng nhiều vì thiếu giấy chứng nhận giám định. Cơ bản, trong thị trường kim cương thì giấy chứng nhận là cực kỳ quan trọng. Nó là cơ sở để xác định chất lượng và độ thuần khiết của viên kim cương đó.

Bán kim cương không cần giấy chứng nhận kim cương có mất giá không?

Nếu bán kim cương mà không có giấy kiểm định thì chỉ có thể thu về khoảng 70% so với giá trị khi mua vào. Vì vậy, bạn chỉ nên mua những viên kim cương có giấy chứng nhận rõ ràng để việc bán ra sau này dễ dàng và đỡ hao hụt hơn.

Với những thông tin chi tiết về các loại giấy chứng nhận kim cương trên đây, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi mua kim cương. Để tham khảo giá cả cũng như các mẫu sản phẩm trang sức kim cương mới nhất, hãy liên hệ ngay với Cao Hùng Diamond để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Xem Nhanh Tiện Ích
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0